Ngộ độc cyanide

Ngộ độc cyanidengộ độc do tiếp xúc với một số dạng cyanide.[1] Các triệu chứng sớm bao gồm đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh, khó thở và nôn.[2] Các triệu chứng này sau đó có thể được bổ sung bởi co giật, nhịp tim chậm, huyết áp thấp, mất ý thức và ngừng tim.[2] Khởi phát các triệu chứng thường là trong vòng một vài phút.[2][3] Nếu một người sống sót, có thể có vấn đề về thần kinh lâu dài.[2]Các hợp chất chứa chất độc cyanide bao gồm khí hydro cyanide và một số muối cyanide.[2] Ngộ độc là tương đối phổ biến sau khi hít phải khói do cháy nhà.[2] Các tuyến tiếp xúc tiềm năng khác bao gồm nơi làm việc liên quan đến đánh bóng kim loại, một số loại thuốc trừ sâu, thuốc nitroprusside và một số hạt giống như táo và quả mơ.[3][4][5] Các dạng lỏng của cyanide có thể được hấp thụ qua da.[6] Các ion cyanide cản trở quá trình hô hấp tế bào, dẫn đến các mô của cơ thể không thể sử dụng oxy.[2]Chẩn đoán thường khó khăn.[2] Bệnh này có thể bị nghi ngờ ở một người sau vụ cháy nhà, người bị suy giảm ý thức, huyết áp thấp hoặc có lactic trong máu cao.[2] Nồng độ cyanide trong máu có thể được đo nhưng mất thời gian.[2] Cấp độ 0,5 mg/L ở mức độ nhẹ, 1–2 mg/L ở mức trung bình, 2–3 mg/L là nghiêm trọng và lớn hơn 3 mg/L thường dẫn đến tử vong.[2]Nếu nghi ngờ phơi nhiễm, người bệnh cần được loại bỏ khỏi nguồn phơi nhiễm và khử nhiễm.[3] Điều trị bao gồm chăm sóc hỗ trợ và cung cấp cho người bệnh 100% oxy.[2][3] Hydroxocobalamin (vitamin B12a) dường như hữu ích như một thuốc giải độc và thường là thuốc giải độc đầu tiên.[2][7] Natri thiosunfat cũng có thể được dùng.[2] Cyanide trong lịch sử đã được sử dụng để tự sát hàng loạt và được Đức quốc xã dùng để diệt chủng.[3]